Mục lục
Không chỉ là thành phố phồn hoa, Hà Nội còn mang trong mình nét đẹp cổ kính, mơ mộng, nơi khởi nguồn của lịch sử văn hóa lâu đời. Nếu trót đem lòng yêu Hà Nội, mê mẩn trước bí ẩn của vùng đất nghìn năm văn hiến ấy, bạn hãy theo chân Khánh, tham quan Top 10 bảo tàng thú vị tại Hà Nội, để tìm hiểu nét đẹp ẩn sâu trong lòng thủ đô sầm uất.
“Bảo tàng Hà Nội” – Bảo tồn nét đẹp vùng đất nghìn năm văn hiến
Ngay cạnh Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia là bảo tàng Hà Nội, tọa lạc trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm. Diện tích nơi đây lên tới 54.000m2, có 2 tầng hầm và 4 tầng trên theo kiến trúc kim tự tháp úp ngược. Nơi đây trưng bày đa dạng các chuyên đề từ thuở sơ khai lập quốc đến ngày nay của Thủ đô Hà Nội.
Khánh vô cùng bất ngờ trước khuôn viên rộng lớn trồng nhiều cây xanh tại nơi đây, không khí trong lành, tươi mát. Bên trong bảo tàng trang nghiêm, đồ sộ với các tư liệu, cổ vật quý giá, lên tới 50.000 hình ảnh tư liệu mang dấu tích lịch sử khảo cổ, qua từng triều đại như Lê, Lý, Trần,… Ngoài không gian trưng bày trong nhà, bạn có thể tham quan khu trưng bày ngoài trời với dãy nhà cổ tái hiện 36 phố phường Hà Nội.
Địa chỉ: nằm trên đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Giờ mở cửa: Mở cửa từ thứ 3 đến chủ nhật, không mở thứ 2
buổi sáng: 8h00-11h30: buổi chiều: 13h30-15h00.
Giá vé vào tham quan: Miễn phí
Giá vé gửi xe: 5.000đ/xe máy: 30.000đ/ô tô
“Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam”- Trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá
Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam là bảo tàng quốc gia, thực hiện việc lưu giữ và phát huy kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật nước nhà. Nơi đây được xây dựng ngày 24/06/1966, luôn đẩy mạnh nghiên cứu, sưu tầm, phục chế và tuyên truyền giáo dục những tác phẩm mỹ thuật quý giá.
Bảo tàng mỹ thuật có diện tích khoảng 3.000m2, chia thành nhiều khu vực với chức năng khác nhau. Tòa nhà chính xây 3 tầng, lối kiến trúc độc đáo, trưng bày các tác phẩm hội họa, gốm, điêu khắc, mỹ thuật dân gian,… Nơi đây còn có không gian sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ tìm hiểu và khám phá những nét cơ bản trong hội họa. Khuôn viên bảo tàng có khu vực cà phê thoáng mát, phục vụ du khách.
Địa chỉ: số 66, Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h30-17h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Giá vé tham quan:
Trẻ em dưới 16 tuổi: 10.000đ/vé
Học sinh, sinh viên: 20.000đ/vé
Người lớn: 40.000đ/vé
“Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”- Lưu giữ nét đẹp 54 dân tộc
Một bảo tàng tại Hà Nội mà Khánh ấn tượng bởi kiến trúc, cũng như không gian trưng bày, chính là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nơi đây rộng 4,5 ha, trưng bày cả các kiến trúc nhà ở đặc trưng như nhà Rông, nhà sàn tùy theo dân tộc. Tất cả những giá trị về cả vật chất lẫn tín ngưỡng tinh thần 54 dân tộc Việt Nam đều được trưng bày và giới thiệu cụ thể. Tại đây, các cổ vật được trưng bày bằng cả công nghệ 3D và ánh sáng, rất thú vị, bắt mắt.
Địa chỉ: Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h30-17h30 từ thứ 3 đến Chủ nhật, không mở cửa thứ 2
Giá vé: 40.000đ/lượt
“Bảo tàng Hồ Chí Minh”- Di sản quý báu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh khởi công xây dựng từ vào ngày 31/08/1985 và hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác (19/05/1990). Kiến trúc bảo tàng độc đáo gồm ba tầng, trưng bày số lượng lớn hiện vật. Tầng 1 trưng bày tiểu sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tầng 2 là những chiến thắng lừng lẫy mà Người đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam. Tầng 3 chủ yếu là trưng bày những kiến thức liên quan đến mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời của Bác. Khánh cũng lưu ý giúp bạn khi tham quan bảo tàng nên ăn mặc lịch sự, thực hiện đúng theo quy định.
Địa chỉ: Số 19 phố Ngọc Hà, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Giờ mở cửa: Sáng 8h00-12h00: Chiều 14h00-16h30 mở cửa các ngày trong tuần trừ thứ 2 và thứ 6.
Giá vé: Miễn phí với công dân Việt Nam, du khách nước ngoài 40.000đ/vé
“Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam”- Thiên đường động thực vật thu nhỏ
Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam bắt đầu hoạt đồng từ 2004, diện tích 300m2 nhưng lưu trữ và bảo quản những mẫu vật tái hiện toàn bộ thiên niên Việt Nam trong 3.6 tỷ vừa qua. Việt Nam, một đất nước có khí hậu nhiệt đới, cùng lịch sử phát triển lâu đời, do đó những loài sinh vật phát triển trên “vùng đất con Rồng cháu Tiên” này cũng vô cùng phong phú. Bảo tàng là điểm đến thú vị cho du khách yêu thiên nhiên, cũng như ưa thích khám phá lịch sử hình thành và phát triển của sự sống qua hàng tỷ năm.
Địa chỉ: Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Giờ mở cửa: Sáng 8h30-11h30: Chiều 13h30-16h30. Mở cửa các ngày trong tuần trừ thứ 2
Giá vé: Miễn phí
“Bảo tàng gốm Bát Tràng”- Lưu giữ nét đẹp làng Gốm Việt Nam
Bảo tàng gốm Bát Tràng được thiết kế độc lạ với 7 lốc xoáy khổng lồ. Bên trong bảo tàng được chia làm 6 tầng với những trải nghiệm khác nhau. Tầng 1 là nơi đón tiếp khách du lịch, có nhiều góc check in đẹp. Tầng 2 trưng bày tác phẩm gốm qua từng thời kỳ lịch sử. Tầng 3 là trung tâm bày các sản phẩm đưa đại độc đáo. Muốn khám phá ẩm thực, quán cà phê có thể lần tầng 4, khu vực hội trường Cung đình. Tầng 5 là không gian trà đạo dành riêng cho khách du lịch. Muốn trải nghiệm nặn gốm, tạo riêng cho mình một sản phẩm độc đáo, bạn có thể xuống tầng G để trải nghiệm.
Địa chỉ: Số 28, thôn 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h00-18h00, các ngày trong tuần
Giá vé: Vé tham quan tầng 1,2,4 là 50.000đ/vé; vé tham gia nghệ thuật đương đại tầng 3 là 50.000đ/vé. Giá vé chưa bao gồm trải nghiệm nặn gốm tại tầng G và thiền trà Hương Sa tại tầng 5.
“Bảo tàng phụ nữ Việt Nam”- Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam
Tại Việt Nam, giá trị người phụ nữ từ cổ chí kim luôn được đề cao và tôn trọng, không chỉ trong văn thơ sách vở, mà ngay giữa con phố đẹp nhất Hà Nội, người ta còn bắt gặp một bảo tàng hết sức đặc biệt, đó là bảo tàng phụ nữ Việt Nam. Nơi đây lưu trữ rất nhiều câu chuyện, cũng như bằng chứng lịch sử về công lao của phụ nữ qua từng thời kỳ phát triển lịch sử.
Địa chỉ: Số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h00-17h00 hàng ngày
Giá vé: Trẻ em/học sinh 10.000đ/vé; sinh viên/hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20.000đ/vé; người lớn 40.000đ/vé
“Bảo tàng văn học Việt Nam”- Nét chữ nhỏ tư tưởng lớn của người Việt
Trót yêu văn chương và say mê con chữ, Khánh đến Bảo tàng văn học Việt Nam tìm hiểu và khám phá về lịch sử hình thành các tác phẩm văn học, cũng như đặc điểm văn chương Việt Nam qua từng thời kỳ. Khánh vô cùng choáng ngợt trước hàng loạt tư liệu quý giá được trưng bày ở đây. Bảo tàng hiện đang lưu trữ hàng nghìn hiện vật văn học có tuổi đời trăm năm, từ thời Lý đến nay.
Địa chỉ: Số 275, Âu Cơ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
Giờ mở cửa: Sáng 8h00-12h00; Chiều 13h30-17h00, các ngày trong tuần
Giá vé: Học sinh, sinh viên 15.000đ/vé; người lớn 20.000đ/vé
“Bảo tàng lịch sử quốc gia”- Lưu giữ câu chuyện nước nhà
Thành lập vào năm 1958, Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam là một trong những địa điểm lưu trữ nhiều cổ vật, tài liệu về con đường dựng nước và giữ nước của dân ta. Tiền thân của công trình này là Bảo tàng Louis Finot, một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông Dương, do đó, lối kiến trúc ở đây mang đậm phong cách Pháp. Để tìm hiểu kỹ lưỡng, cũng như hiểu được các tư liệu lịch sử, Khánh tham quan cả hai cơ sở của Bảo tàng lịch sử quốc gia và vô cùng ấn tượng với cách bày trí, cũng như những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân ta.
Địa chỉ: Cơ sở 1 tại số 1, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở 2 tại 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Sáng: Từ 8h00 đến 12h00; Chiều: Từ 13h30 đến 17h. Mở cửa tất cả các ngày trong tuần.
Giá vé:Người lớn 40.000đ/vé; Sinh viên, học viên 20.000đ/vé, Học sinh: 10.000đ/vé. Miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Lệ phí:Chụp ảnh: 15.000đ/ máy, Quay phim: 30.000đ/ máy
“Bảo tàng cách mạng Việt Nam”- Tái hiệu tinh thần hào hùng của dân tộc trong kháng chiến
Khác với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tập trung chủ yếu trưng bày, bảo tồn và nghiên cứu những câu chuyện lịch sử, những cổ vật liên quan đến Cách mạng Việt Nam, từ thời chống Pháp, Nhật, Mỹ, chống phong kiến ( giữa thế kỉ XIX đến 1975). Với tổng diện tích khoảng 1500m2 chứa 29 phòng trưng bày, bảo tàng chia ra ba nội dung trưng bày chính theo các cột mốc lịch sử. Để hiểu rõ lịch sử hơn, cũng như cảm nhật rõ nét khí thế chiến đấu hào hùng của ông cha ta, hãy đến tham quan nơi đây.
Địa chỉ: 25 P. Tông Đản, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: Sáng: 8:00 – 11:45 Chiều: 13:30 – 16:15. Tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 2.
Giá vé: Miễn phí
Trên đây là những chia sẻ cá nhân của Khánh về Top 10 bảo tàng Hà Nội đáng để trải nghiệm nhất, còn địa điểm thú vị nào nữa bạn muốn Khánh chia sẻ, hãy bình luận bên dưới để NDK giúp bạn nhé!
Nếu bạn thích nội dung này, hãy like hoặc chia sẻ để bài viết tới nhiều người đọc hơn.
Bạn có thể để lại bình luận nếu có thắc mắc hoặc muốn mình viết thêm về địa điểm nào.
Để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào, hãy bấm nút đồng ý khi hộp thoại hiện ra, hoặc điền vào form bên dưới để tôi có thể gửi email cho bạn mỗi khi xuất bản bài viết mới.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Tham quan Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm)- Biểu tượng của Hà Nội
-
Làng lụa Vạn Phúc: rực rỡ nét đẹp nghìn năm
-
Khám phá làng gốm Bát Tràng: làng nghề truyền thống lâu đời tại Việt Nam
-
Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám: Di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
-
Khám phá Hoàng thành Thăng Long – di sản nghìn năm văn hiến