Mục lục
Thăng Long- Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây!
Hà Nội- vùng đất nghìn năm văn hiến với bao cảnh đẹp hữu tình. Một thành phố nhộn nhịp dưới ánh đèn lung linh nhưng đâu đó ẩn sâu trong lòng Hà Nội vẫn mang hơi thở vẻ đẹp hoài cổ, phong nhã. Hoàng Thành Thăng Long là một di tích điểm tô thêm cho vẻ đẹp ấy. Hãy cùng Khánh khám phá về nơi thú vị này!
Giới Thiệu
Hoàng thành Thăng Long – Di sản văn hóa Thế giới
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới, Hoàng thành Thăng Long không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam, mà còn là điểm đến hấp dẫn cho mọi du khách.
Theo thông tin Khánh được biết, Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích khoảng 18.000 Ha, bao gồm các công trình như: cổng thành, cung điện, khu khảo cổ,.. Nơi đây là quần thể di tích quan trọng trong hệ thống các di tích Việt Nam, một kiến trúc đồ sộ do nhiều đời vua xây dựng, gắn liền với lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa.
Bên cạnh đó, những hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi, không chỉ giúp khách quan tìm hiểu rõ hơn về lịch sử các triều đại phong kiến, mà còn thể hiện rất rõ những tri thức quan trọng về lịch sử, kiến trúc, hội họa hay khắc nét rõ rệt phong tục tập quán xưa.
Hoàng Thành Thăng Long – Thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử
Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Vua trông thấy hình ảnh rồng vàng bay lên trời, từ đó đặt tên vùng đất là Thăng Long. Vùng đất này trở thành kinh đô của một nước độc lập, thống nhất. Kinh thành Thăng Long được vua xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách. Vòng trong cùng, nơi bao bọc vua ở gọi là Cấm thành. Vòng giữa là bao trọn cấm thành, nơi vua ở và triều đình làm việc gọi là Hoàng thành. Vòng ngoài cùng, nơi bao bọc toàn bộ kinh đô Thăng Long, là khu vực dân chúng ở, gọi là Đại La Thành.
Trên cơ sở ấy, nhà Lý (thế kỉ XI-XII) và nhà Trần ( thế kỉ XIII-XIV), đã tiếp tục xây dựng và củng cố thêm. Nhà Trần cho tu sử vòng Cấm Thành và Hoàng thành, còn gọi là Phượng Thành hay Long Phượng Thành. Tuy nhiên, dưới đời nhà Trần, 3 lần giặc Nguyên Mông đốt phá, gây tổn hại rất nhiều. Các triều đại sau như thời nhà Lê, nhà Mạc, đều dốc sức cải tạo và xây dựng.
Vào thời Tây Sơn (thế kỉ XVIII), sau khi lên ngôi, vua Quang Trung đóng đô ở Huế, Thăng Long trở thành thủ phủ Bắc thành, Hoàng Thành Thăng Long bị đổ nát gần hết, nhà Tây Sơn đã cho tu sửa và đắp lại.
Trải qua bao triều đại phong kiến, dựng xây nhờ sự vun đắp của nhiều vị vua anh tài, Hoàng Thành Thăng Long dù phồn thịnh hay nhuốm máu chiến tranh vẫn là nơi đáng tự hào nhất của mỗi người dân Việt Nam.
Khám phá các địa điểm đặc biệt của Hoàng Thành Thăng Long
Kỳ Đài
Đây chính là Cột Cờ Hà Nội, được xây dựng vào đầu thế kỉ XIX dưới triều nhà Nguyễn. Cột cờ có chiều cao 60m, gồm 3 tầng: tầng 1 cao 3,1m; tầng 2 cao 3,7m; tầng 3 cao 5,1m. Giữa các tầng có thể di chuyển bằng cầu thang xoáy trôn ốc, và các cửa sổ để quan sát cảnh vật xung quanh.
Nền điện Kính Thiên
Nền điện Kính Thiên được xây dựng vào năm 1428, là “tuyệt tác kiến trúc An Nam”, tuy nhiên năm 1886, thực dân Pháp đã phá hủy nặng nề công trình này để xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh. Do đó, hiện tại công trình chỉ còn lại nền điện Kính Thiên và hai bậc thềm rồng đá.
Địa điểm này vẫn là một nơi đáng để tham quan bởi điểm nhấn là bốn con rồng đá chầu trước của điện, được điêu khắc dưới đời vua Lê Thánh Tông thể hiện rõ đặc sắc kiến trúc nhà Lê. Thềm rồng có 9 bậc đá và 3 lối lên xuống, lối chính cho vua, hai bên dành cho quần thần. Đôi rồng ở giữa chạm khắc tinh tế, uốn 7 khúc, chân 5 móng dũng mãnh, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và sự linh thiêng trong văn hóa dân tộc.
Chính Bắc Môn
Chính Bắc Môn hay còn gọi với cái tên thân thuộc là cửa Bắc. Nơi đây xây dựng vào thế kỷ XIX dưới triều nhà Nguyễn, là nơi trấn giữ kinh thành xưa. Hiện tại, nơi đây còn thờ tự hai vị anh hùng là Tổng đốc Nguyễn Chi Phương và Hoàng Diệu.
Hậu Lâu- Lầu Công chúa
Hậu Lâu còn được gọi là Lầu Công chúa, Chùa Các Bà, Tĩnh Bắc Lâu. Nơi đây được giữ khá nguyên vẹn kiến trúc, được biết đến là nơi thờ tự và trấn giữ phong thủy cho Hoàng thành. Về sau, nơi đây còn được biết đến là chỗ ở của Công chúa và Hoàng hậu.
Nhà D67
Đến nhà D67 bạn sẽ cảm nhận rất rõ tinh thần kháng chiến chống Mỹ cứu nước của ông cha đi trước. Nơi đây được thiết kế vào năm 1967, nên gọi là D67, bao gồm nhà và hầm, xuống hầm cần đi cầu thang khá nhỏ, chỉ vừa một người đi xuống, nhưng khi xuống đến nơi bạn sẽ xúc động trước những kỷ vật cất trong tủ kính nhuốm màu thời gian, cùng bố cục kiến trúc phòng ốc hài hòa. Nơi đây ghi dấu những quyết định quan trọng của Bộ Chính Trị, Bộ Quốc Phòng và Quân Ủy Trung Ương như Tết Mậu Thân 1968, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1975.
Đoan Môn
Đoan Môn là cửa trong cùng dẫn vào Cấm Thành, được xây dựng vào thời Lý hay còn có tên là Ngũ Môn Lâu. Thời Lê, thời Nguyễn đều được tu sửa hoàn thiện. Đoan Môn là cổng có vị trí quan trọng, cử hành và thực hiện các nghi lễ tâm linh quan trọng. Vọng Lâu là kiến trúc chính, với 3 cửa vòm cuốn, cửa lớn nhất dành cho vua, các cửa khác dành hoàng thân quốc thích và quan thần.
Đường Phan Đình Phùng
Đường Phan Đình Phùng là một trong những con phố Khánh yêu thích nhất, bởi nơi đây điểm tô cho Hà Nội một nét đẹp cổ kính, nên thơ. Con phố chỉ dài khoảng 1.5 từ phố Xuân Mai Thưởng đến phố Hàng Cót, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, còn có tên gọi là Các-nô (Boulevard Carnot). Sau 1945, con đường này đổi tên thành Phan Đình Phùng, theo tên một nhà tri thức yêu nước, lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Hà Nội bốn mùa xuân-hạ-thu-đông, khoác lên phố Phan Đình Phùng những tấm áo sắc trời đẹp ngây ngất lòng người. Mùa lạnh đến, những tán xà cừ dần rụng lá, phố Phan Đình Phùng mang mác buồn trong những ngày đông giá rét. Nhưng chỉ cần vài cơn nắng xuân ập đến, Phan Đình Phùng lập tức phủ sắc xanh non, tràn trề nhựa sống. Đến mùa hạ, reo vang tiếng ve gọi hè, mát rượi dưới tán lá xà cừ cổ thụ. Thu đến, mang theo theo hương hoa cúc họa mi trên tay các “nàng thơ” thướt tha trong bộ áo dài đang đứng chụp hình.
Với cảm nhận của riêng Khánh, mùa thu ở phố Phan Đình Phùng là đẹp nhất, nó mang sắc hương đặc trưng cho thu Hà Nội. Cũng có lẽ vì vậy, đây là địa điểm chụp ảnh nổi tiếng được du khách lựa chọn nhiều nhất.
Ngoài ra, Hoàng Thành Thăng Long còn rất nhiều những địa điểm đặc sắc khác mà bạn nên thăm quan, khám phá. Những kiến trúc phong cách Pháp đặc trưng được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX, nhà chỉ huy pháo binh, cục Tác chiến,.. Di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu cũng là một nơi mang đậm dấu ấn lịch sử, rất nhiều nền móng công trình kiến trúc gỗ được phát hiện, các cổ vật trưng bày nhuốm màu văn hóa cổ xưa.
Hướng dẫn tham quan và trải nghiệm cá nhân
Cách thức tham quan Hoàng thành Thăng Long
Địa điểm: số 19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8h00 đến 17h00 hàng ngày.
Giá vé: free cho trẻ dưới 16 tuổi; 35.000đ cho đối tượng học sinh sinh viên có thẻ, trên 60 tuổi có giấy tờ, người có công với cách mạng; 70.000đ cho người không thuộc hai nhóm trên và du khách quốc tế.
Trải nghiệm cá nhân khi tham quan hoàng thành Thăng Long
Các hoạt động nghệ thuật truyền thống
Khánh vô cùng bất ngờ khi được tận mắt trải nghiệm công nghệ trình chiếu 3D chân thật, tái hiện lại nhiều cổ vật quý giá. Đến Hoàng Thành Thăng Long ngoài cảnh vật kiến trúc độc đáo, bạn hãy thưởng thức công nghệ 3D trình chiếu cổ vật ấn tượng này. Các cổ vật mỹ nghệ nhiều triều đại được hiện lên đầy đủ màu sắc, hoa văn in ấn cùng sự ghi chú thông tin rõ ràng.
Đến Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể thuê Việt phục ngay trong khuôn viên. Gian hàng rất đa dạng, nhiều cổ phục của từng Triều đại phong kiến như áo Nhật Bình, Áo Tấc, Áo Đối Khâm, Áo Giao Lĩnh,… Bạn có thể thoải mái lựa chọn cổ phục phù hợp với mình. Phụ kiện đi kèm hoàn toàn được miễn phí, Ban tổ chức di tích có hỗ trợ, nên giá sẽ rẻ hơn so với bên ngoài.
Đặc biệt nhất, đến Hoàng thành Thăng Long bạn nên trải nghiệm Tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”. Di tích sẽ mở cửa Tour đêm vào đúng 19 giờ tối ngày thứ 6, thứ 7 với giá vé khoảng 200.000đ -300.000đ/lượt. Xuất phát từ di tích Đoan Môn- cửa dẫn vào Cấm thành, nơi ở và làm việc của vua. Du khách vinh dự được trải nghiệm con đường mà chỉ dành cho vua. Ban tổ chức còn đưa ra nhiều câu hỏi “giải mã Hoàng thành Thăng Long” giúp du khách hiểu rõ hơn về nơi đây. Bạn được thưởng trà và nhâm nhi mứt sen xem biểu diễn những tiết mục văn nghệ đặc sắc.
Tips chụp ảnh tại Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long rực rỡ mà hoài cổ với tường vàng ngả màu thời gian, thành cao, đèn lồng đỏ rực, tán cây xanh mướt. Mỗi một góc trong Hoàng thành đều rất đẹp và dễ dàng dinh những bộ ảnh xinh xắn về. Nhưng sau đây là một vài Tips nhỏ giúp bạn dễ dàng bắt chọn những khoảnh khắc đẹp nhất tại Hoàng thành Thăng Long.
Các bạn trẻ gần đây vô cùng ưa chuộng việc chụp ảnh tại Hoàng thành Thăng Long với Việt phục hoặc áo dài. Dù lựa chọn trang phục nào, hay triều đại nào cũng phù hợp với từng góc nhỏ xinh xắn nơi đây.
Khánh có lời khuyên cho những bạn tham quan vào ban ngày, hãy chọn những ngày nhiều nắng, mây trời trong xanh. Hoàng thành Thăng Long rực rỡ hơn nữa vào ngày nắng, tường vàng, cùng đèn lồng đỏ được treo ở nhiều góc quanh lối đi. Nếu bạn đi vào ngày thời tiết không có nhiều nắng, nhưng vẫn muốn bức ảnh sáng hơn, bạn nên chuẩn bị tấm hắt sáng.
Một số view chụp đẹp tại Hoàng thành Thăng Long chính là phòng trưng bày ngay cổng vào, đường đi vào phòng trưng bày cũng vô cùng đẹp mắt nhờ những chiếc lồng đèn đỏ rực được treo ngay ngắn lối đi; tòa nhà bên phải sân rồng- nơi có bậc thang màu đỏ gạch cũng là nơi được nhiều bạn trẻ yêu thích lựa chọn. Hoàng thành Thăng Long có rất nhiều cổng, mỗi cổng lại mang vẻ đẹp riêng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn để tạo ra những tấm hình đẹp nhất. Theo cá nhân mình trải nghiệm, mỗi góc trong Hoàng thành, dù là phòng trưng bày, đường ra vườn cây hay cầu thang lên xuống đều mang vẻ đẹp hoài cổ rất đặc biệt.
Đối với các bạ
g thức trà và mứt sen ngọt ngào, thỏa sức tạo dáng uyển chuyển để mang về bộ ảnh đầy chất “quý tộc xưa”.
Trên đây là những chia sẻ cá nhân của Khánh về Hoàng thành Thăng Long, còn địa điểm thú vị nào nữa bạn muốn Khánh chia sẻ, hãy bình luận bên dưới để NDK giúp bạn nhé!
Nếu bạn thích nội dung này, hãy like hoặc chia sẻ để bài viết tới nhiều người đọc hơn.
Bạn có thể để lại bình luận nếu có thắc mắc hoặc muốn mình viết thêm về địa điểm nào.
Để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào, hãy bấm nút đồng ý khi hộp thoại hiện ra, hoặc điền vào form bên dưới để tôi có thể gửi email cho bạn mỗi khi xuất bản bài viết mới.
Xem thêm:
- Tham quan 10 bảo tàng độc đáo nhất Hà Nội
- Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám: Di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
- Tham quan Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm)- Biểu tượng của Hà Nội
- Ẩm thực Việt Nam và Cá Kho làng Vũ Đại: Hành trình bảo tồn văn hóa ẩm thực
- Khám phá làng gốm Bát Tràng: làng nghề truyền thống lâu đời tại Việt Nam